Tổng hợp kiến thức hữu ích về tỏi đen

Breaking

Wednesday, May 24, 2017

Cách làm tỏi đen đơn giản, hiệu quả tại nhà bằng nồi cơm điện


Củ tỏi tươi thường có mùi khó chịu do các hợp chất sulfur gây ra. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà khoa học Nhật Bản, Hàn Quốc, đã tìm ra phương pháp lên men tự nhiên tỏi tươi để tạo ra tỏi đen mà vẫn bảo đảm thành phần dược tính của nó. Tỏi đen sau khi lên men vừa không còn mùi khó chịu, vừa làm tăng tác dụng chống ôxy hoá của tỏi lên rất nhiều lần. Vậy để làm tỏi đen có thực sự khó, có thể làm tỏi đen tại nhà được không. Bài viết sau xin chia sẽ một số kinh nghiệm cũng như cách làm tỏi đen tại nhà đơn giả và hiệu quả nhất chỉ với bằng nồi cơm điện.

Các bước làm tỏi đen tại nhà bằng nồi cơm điện :

Bước 1:

Chọn tỏi tươi Để lên men được tỏi đen chất lượng cao thì khâu lựa chọn nguyên liệu là vô cùng quan trọng. Nên lựa chọn tỏi từ các vùng trồng tỏi nổi tiếng của Việt Nam như tỏi Phan Rang, tỏi Đà Lạt, tỏi Lý Sơn. Chọn củ tỏi chắc, đều nhau. Tốt nhất bạn nên chọn tỏi tỏi cô đơn, sẽ vì tỏi cô đơn giàu dưỡng chất hơn, còn nếu không chọn được tỏi cô đơn bạn có thể chọn những củ to và tròn, không bị xây xát, các phần bên trong cũng phải đảm bảo chất lượng.


Bước 2:

Nếu mua về mà vẫn chưa có thời gian làm ngay các bạn cần phải đảm bảo được khâu bảo quản sau khi đã chọn được tỏi tươi tốt, để làm cho tỏi không bị thối rữa và mọc mầm, bạn cần bảo quản tỏi sớm nhất có thể. Hãy đặt tỏi ở nơi lạnh, nhiệt độ thích hợp từ 0 đến -1 độ C, độ ẩm không khí 70%. 

Bước 3:

Bạn có thể bóc một lớp mỏng vỏ của củ tỏi hoặc đối với những bạn muốn kỹ hơn có thể rửa và làm sạch tỏi Sau khi rửa sạch tỏi bằng nước sạch, phải để cho tỏi thật khô sao cho không còn giọt nước nào đọng lại trên bề mặt củ. Hãy đặt tỏi trong môi trường khô thoáng từ 4 tới 6 tiếng trước khi lên men. 

Bước 4:

Để bắt đầu quá trình làm tỏi đen nếu không có máy chuyên dụng đầu tiên hãy chọn một chiếc nồi điện có thể điều chỉnh đun ở nhiệt độ thấp từ 55 đến 65 độc C hoặc những bạn không am hiểu về nhiệt độ của nồi cơm điện  thì nên chỉnh ở chế độ hâm nóng cơm. Cần đảm bảo chiếc nồi này không ở chế độ đếm thời gian tự ngắt. Nguồn điện phải được đảm bảo duy trì, nếu chẳng may bị cúp điện thì các bạn nên mang cả nồi chứa tỏi ra để phơi nắng giữ nhiệt độ. 

Bước 5 :

Lượng tỏi tươi vừa đủ, không bóc bỏ, cho vào một chiếc hộp thủy tinh hoặc nhựa chịu nhiệt tốt. Sau đó tưới bia lên, ngâm tỏi trong 30 phút, thỉnh thoảng đảo đều tỏi lên để tỏi ngấm men bia. Tỷ lệ ngâm : 1kg tỏi /1 lon bia rồi bọc kỹ lại bằng giấy bạc.


Chú ý : Các bạn nếu muốn quan sát và theo dõi tiến trình kỹ hơn thì cần chọn hộp với kích cỡ vừa để đảm bảo khi đặt vào nồi điện vẫn có một khe hở nhỏ giữa hộp. Đặt một chiếc nhiệt kế vào trong hộp chứa tỏi rồi quấn kín hộp bằng cuộn giấy bạc. Và quan trọng là làm sao cho một đầu nhiệt kế thò ra ngoài để có thể quan sát được chỉ số nhiệt độ. Tốt nhất, bạn hãy chọn chiếc nồi điện có vung bằng kính hoặc nhựa trong suốt để dễ dàng nhìn thấy chỉ số nhiệt độ trong nồi mà không cần mở nắp nồi rồi nhấc đầu nhiệt kế ra xem.

Bước 6 :

Cuối cùng, các bạn đặt hộp đựng tỏi đã được gói kỹ bằng giấy bạc vào nồi điện, cắm điện và bật chế độ hâm ở nhiệt độ khoảng 55 độ C. Để đúng như thế trong vòng khoảng từ 30 - 60 ngày, tỏi tươi sẽ tự lên men thành tỏi đen.


Tỏi đen thành phẩm có thể bóc vỏ ăn ngay, mỗi ngày từ 1 đến 3 củ có tác dụng phòng bệnh và giúp tốt cho tiêu hóa cũng như chữa được một số bệnh.

No comments:

Post a Comment